Khái niệm chữ ký điện tử được nhắc đến khá nhiều hiện nay trong thời đại công nghệ số phát triển để phục vụ cho các hoạt động thương mại điện tử. Để quy định các nguyên tắc về chữ ký điện tử thì Ủy ban Liên hiệp quốc về Luật thương mại quốc tế đã ban hành Luật mẫu về chữ kí điện tử. Vậy các quy định cụ thể về Luật mẫu về chữ kí điện tử như thế nào?
Khái quát về chữ ký điện tử:
Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.
Trong đó, “Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.”
Nếu so sánh khái niệm về chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp luật một số nước thì khái niệm về chữ ký điện tử của Việt Nam đã rõ ràng, cụ thể nhưng lại không rườm rà. Chẳng hạn, trong Luật Chữ ký điện tử của Trung Quốc chỉ quy định chung chung là: “chữ ký diện tử là dữ liệu điện tử”, mặt khác trong luật lại không đưa ra định nghĩa thế nào là dữ liệu điện tử, còn trong Luật Chữ ký số của Malaysia lại quy định: “chữ ký số là sử dụng kỹ thuật mặt mã phi đối xứng để làm biến đổi một thông điệp”, cách quy định như vậy vừa phức tạp lại vừa không đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật. Mặc dù vậy, khái niệm chữ ký điện tử mà pháp luật Việt Nam đưa ra đã đáp ứng được yêu cầu của một chữ ký điện tử là xác định được người ký và xác nhận sự chấp thuận của người ký đối với nội dung của thông điệp điện tử.
Điều kiện bảo đảm an toàn cho chữ ký điện tử
Cũng giống như đa số các nước, điều kiện bảo đảm an toàn cho chữ ký điện tử đã được Luật Giao dịch điện tử quy định tương đối chặt chẽ:
“Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng bằng một quy trình kiểm tra an toàn do các bên giao dịch thoả thuận và đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Dữ liệu tạo chữ kỷ điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng.
- Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chi thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký,
- Mọi sự thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.”
Đối với các điều kiện bảo đảm an toàn cho chữ ký điện tử thì có thể thấy sự tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật của các nước, theo pháp luật Việt Nam các bên có quyền thoả thuận quy trình kiểm tra an toàn đối với chữ ký điện tử nhưng phải thoả mãn các điều kiện cơ bản do pháp luật quy định nhằm đảm bảo yêu cầu xác thực của chữ ký điện tử.
Quy định về chữ ký điện tử
Trường hợp Pháp Luật yêu cầu văn bản cần có chữ ký một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP.
Đối với trường hợp Pháp Luật yêu cầu văn bản cần được đóng dấu của một cơ quan hay tổ chức thì chỉ cần đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP.
Còn với chữ ký số, chứng thư số của nước ngoài được cấp phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định Chương V Nghị định 130/2018/NĐ-CP của Nhà Nước có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.
SĐT: 0975.11.1124
Email: cskh@viettelca.vn
Website: www.viettelca.vn